Mối quan hệ giữa RFID và IoT

19-08-2020 11:07am
Làn sóng IoT

Một vài năm qua, công nghệ IoT đã được áp dụng bởi rất nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu. Và trong tương lai, có lẽ công nghệ này còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Dự kiến, tới cuối năm 2020, chúng ta sẽ có khoảng 31 tỷ thiết bị IoT.

Internet ngày càng phát triển, tốc độ ngày càng nhanh. Không chỉ thế, các thiết bị sử dụng Wifi cũng đang giảm dần về mức giá, tất cả những điều đó đều góp phần xây dựng hệ thống kiến trúc IoT ngày càng mạnh mẽ.

Về công nghệ RFID

Như chúng ta cũng đã biết, công nghệ RFID thường được sử dụng để nhận diện và theo dõi hàng hóa. Tuy nhiên, tiềm năng của RFID không chỉ có vậy. Những đầu đọc RFID được lắp đặt ngày càng nhiều, với kết nối tới mạng Internet. Điểm mạnh của chúng là có thể hiển thị thông tin theo thời gian thực và hoàn toàn tự động, cho phép tiếp nhận kiến trúc IoT qua công nghệ RFID.

Mối quan hệ giữa RFID và IoT

Nói một cách đơn giản, quan hệ giữa RFID và IoT được thực hiện bằng cách dán nhãn RFID lên các vật dụng hàng ngày, và chúng sẽ được nhận diện bởi một thiết bị di động. Thêm vào đó, với việc xuất hiện những chuẩn kết nối RFID mới, đầu đọc RFID có thể truyền sóng Radio tới nhiều vị trí hơn, tăng tầm hoạt động.

Như vậy, công nghệ RFID chính là nền tảng để tạo thành hệ thống IoT, và tất cả những vật dụng đều có thể trở thành một phần của IoT thông qua công nghệ RFID. Nhãn RFID bị động có thể kết nối bất cứ vật dụng, tài sản nào tới mạng Internet, và cho phép chúng tương tác lẫn nhau.

Vai trò của RFID trong IoT

Chúng ta có những thiết bị điện tử sử dụng pin hoặc cắm trực tiếp vào nguồn điện, những thiết bị này có thể được kết nối qua mạng di động, sóng Wifi hay là dây cáp. IoT sẽ gắn từng địa chỉ IP tương ứng với mỗi một thiết bị như vậy, cho phép mạng Internet nhận diện và hiển thị chúng một cách độc lập.

Tuy nhiên, với những món đồ vật không sử dụng nguồn điện, không có khả năng kết nối thì sẽ không thể truy cập mạng Internet. Đồ nội thất, chai nước, sách vở, đồ chơi... là những món đồ như vậy. Vì lẽ đó, chúng ta cần sử dụng công nghệ RFID làm bước trung gian.

Với việc triển khai hệ thống RFID bị động gồm nhãn RFID, ăng ten, đầu đọc RFID và phần mềm trung gian, những món đồ vật ở trên có thể được hiển thị trên Internet. Trong thời gian gần đây, nhãn RFID bị động được cải tiến rất nhiều cả về độ nhạy, bộ nhớ và tầm hoạt động. Không chỉ thế, chúng còn hoạt động được trong môi trường nhiều kim loại, nhiều chất lỏng nên có khả năng ứng dụng cao hơn trước rất nhiều.

Vì lẽ đó, công nghệ RFID có thể biến những vật dụng không có kết nối thành một món đồ thông minh, và từ đó kết nối tới hệ thống IoT.

 

Nhận xét bài viết

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NHẬN DẠNG THÔNG MINH GPĐKKD số 0108162937 do Sở KHĐT TP.Hà Nội cấp ngày 8/2/2018 Số 26/2 Đường 702 Hồng Bàng - P.1 - Q.11 - TP.HCM Số 15B - Ngõ 61/16 Lạc Trung - Q.Hai Bà Trưng - Hà nội Tel / Zalo: 0938856028 - sales@smartid.com.vn